Việt vị là gì?
Việt vị là một trong những luật của hiệp hội bóng đá nói về việc lỗi vị trí, được quy định trong điều 11 luật bóng đá. Trong luật này quy định rằng, một cầu thủ đang việt vị là khi bất kỳ bộ phận cơ thể nào (trừ tay và cánh tay) nằm ở nửa sân của đối thủ và gần cầu môn của đối thủ hơn trước bóng.
Việt vị là gì
Như vậy, việt vị là một trong những lỗi hay xuất hiện, chỉ cần xuất hiện những nguyên nhân như sau:
-
Cầu thủ đứng trong phần sân đối phương, trong thời điểm đó đối phương có ít hơn 2 cầu thủ đứng giữa và biên ngang.
-
Cầu thủ đứng trong phần sân đối phương và có tham gia vào đường bóng
-
Cầu thủ đó đang trong hướng tấn công trong khung thành của đối phương
Ở trong hình cầu thủ áo đỏ gần khung thành đang ở thế việt vị. Nếu cầu thủ đang cầm bóng chuyền bóng cho cầu thủ đó thì sẽ bị thổi việt vị ngay.
Việt vị hay liệt vị?
Chúng tôi vừa giải thích việt vị là gì, vấn đề nhiều anh em hâm mộ bóng đá thắc mắc có liên quan đó là "việt vị hay liệt vị?".
Mặc dù là thuật ngữ được nhắc đến thường xuyên trong soi kèo nhưng do quá trình nghe nhầm, nói ngọng nên tình trạng thắc mắc việt vị hay liệt vị vẫn thường xuyên diễn ra. Việt vị hay liệt vị? đâu mới là cách nói chuẩn?
Có thể khẳng định từ đúng là "việt vị", minh chứng rõ nhất đó chính là khái niệm này được nói đến trong từ điển tiếng Việt cho Hoàng Phê chủ biên (1992). Khái niệm việt vị được định nghĩa chính xác là: “Lỗi của cầu thủ bóng đá khi nhận bóng để tiến công ở sân đối phương mà phía trước không có hai cầu thủ của đối phương” (tr.1094).
Dẫu vậy vẫn có nhiều người cho rằng sử dụng từ "liệt vị" vẫn chấp nhận được, vì theo nghĩa "liệt vị" được hiểu là "vị trí bị tê liệt" mà cầu thủ nào vượt qua cũng đều bị thổi còi, làm thất bại đợt tấn công nên coi như vị trí tê liệt.
Có một điều chắc chắn, trong cuốn từ điển tiếng Việt không hề có ghi nhận cách gọi khác của việt vị, cho nên "liệt vị" là từ ngữ sử dụng do quá trình nghe nhầm hoặc do nói ngọng rồi hình thành.
Tìm hiểu về luật việt vị
Luật việt vị được nêu chi tiết và rõ ràng nhất tại điều 11 trong luật bóng đá của liên hiệp bóng đá quốc tế đã đưa ra. Dưới đây là những thông tin cơ bản giúp bạn đọc hiểu được cốt lõi của luật việt vị.
Lịch sử về luật việt vị
Từ đầu thế kỷ thứ 19 bóng đá được đưa vào các trường công lập ở Anh, lúc này những nguyên tắc về luật bóng đá trong đó có luật việt vị đều đã được hình thành nhưng chưa thực sự nghiêm ngặt. Phải trải qua nhiều giai đoạn mới có quy định hoàn thiện như ngày nay:
Giai đoạn 1848: Việt vị là một phần của "luật cambridge" được hình thành vào năm 1848. Quy tắc lúc này chỉ rõ, nếu như cầu thủ nhận bóng nhưng đối phương đứng sau lại ít hơn 4 cầu thủ thì sẽ bị tính là Việt vị.
Giai đoạn 1863: Đây là giai đoạn luật việt vị được soạn thảo lần đầu tiên. Quy tắc này nên rõ: Khi một cầu thủ đá bóng, bất kỳ ai trong cùng một người ở gần vạch cầu môn của đối phương đều không chơi và không được tự chạm bóng, cũng như không có cách nào ngăn cản bất kỳ cầu thủ nào khác làm như vậy cho đến khi bóng đã được chơi.
Giai đoạn 1866 - 1870: Đến năm 1866 luật việt vị mới được phổ biến rộng rãi. Tiếp tục áp dụng theo quy tắc trong "luật cambridge" nhưng thay phần "nhiều hơn 3" bằng "ít hơn 3" đối thủ.
Giai đoạn 1924: Đến giai đoạn này luật được sửa đổi và giảm xuống còn "ít hơn 2 người". Đây cũng là luật việt vị được áp dụng đến tận ngày nay.
Cầu thủ áo trắng đang ở thế việt vị
Nội dung luật việt vị cơ bản
Không có vi phạm việt vị nếu một cầu thủ nhận bóng trực tiếp từ:
-
một cú đá vào khung thành
-
một cú ném biên
-
Từ cú đá phạt góc
Có vi phạm việt vị nếu một cầu thủ trong những tình huống như:
-
Nếu một lỗi việt vị xảy ra, trọng tài sẽ trao một quả đá phạt gián tiếp, nơi cầu thủ đã gây ra lỗi, thậm chí lỗi đó nằm trong một nửa sân của chính cầu thủ phạm lỗi.
-
Một cầu thủ phòng ngự rời khỏi sân mà không có sự cho phép của trọng tài sẽ được coi là ở trên vạch cầu môn hoặc chạm bóng cho các mục đích việt vị.
-
Nếu cầu thủ rời khỏi sân một cách có chủ ý, cầu thủ đó phải được cảnh báo khi bóng tiếp theo ra khỏi sân.
-
Một cầu thủ tấn công có thể rời khỏi sân chơi để không tham gia vào hoạt động tranh bóng. Tuy nhiên, nếu người chơi vào sân lại từ vạch cầu môn và tham gia chơi trước khi dừng tranh bóng, hoặc đội phòng thủ đã chơi bóng về phía ngoài vòng cấm thì người chơi đó được coi là việt vị.
-
Một cầu thủ cố tình rời khỏi sân và vào sân lại mà không có sự cho phép của trọng tài nếu không bị phạt lỗi vị trí (việt vị) thì cần được cảnh báo.
Tham khảo thêm
Như vậy luật việt vị được áp dụng vào bóng đá đã góp phần mang tại tính công bằng, tính thống nhất và quy củ hơn trong tất cả các trận đấu. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về luật việt vị trong bóng đá.